Các sân quần vợt hiện nay đều có chung quy chuẩn kích thước nhưng lại có sự khác nhau về bề mặt sân. Tùy thuộc theo vị trí và nhu cầu khác nhau mà bề mặt sân tennis cũng vô cùng đa dạng. Vậy hiện nay có các loại mặt sân tennis nào? Chúng ảnh hưởng đến phong cách chơi của các tay vợt ra sao? Bongvip.io sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về ưu nhược điểm của các loại mặt sân tennis trong bài viết dưới đây!
Các loại mặt sân tennis phổ biến nhất
Sân tennis hiện nay được chia thành 5 loại chính đó là sân cỏ tự nhiên, sân cứng, sân đất nện, sân cỏ nhân tạo và sân thảm. Các loại mặt sân tennis này đều sở hữu những đặc tính bề mặt riêng biệt, phù hợp với từng đối tượng và mang đến trải nghiệm khác nhau cho người chơi.
Sân cỏ tự nhiên
Loại mặt sân tennis này được làm từ cỏ tự nhiên được trồng trên nền đất phù sa. Dù có chi phí đầu tư không lớn nhưng sân cỏ tự nhiên đòi hỏi chi phí bảo trì cao để giữ cho bề mặt sân luôn ở tình trạng tốt nhất. Chính vì vậy, loại mặt sân này thường không xuất hiện nay trong các sân tennis tư nhân.
Trên mặt cỏ tự nhiên, đường bóng có độ nảy thấp và tốc độ nhanh, thời gian giữa các đợt bóng khá ngắn. Điều này đòi hỏi các tay vợt phải thực hiện động tác giao bóng và nhận bóng nhanh hơn khi chơi trên các loại mặt sân tennis khác. Chính vì vậy, mặt sân cỏ tự nhiên phù hợp với những tay vợt có sở trường cắt bóng, lên lưới hoặc vô lê.
Sân cỏ tự nhiên là mặt sân truyền thống và đặc trưng của giải Wimbledon, một trong những giải Grand Slam lâu đời và danh giá nhất. Roger Federer – tay vợt người Thụy Sĩ được mệnh danh là “ông vua sân cỏ” với kỷ lục 8 lần vô địch Wimbledon của mình.
Sân cứng
Đây là một trong các loại mặt sân tennis được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng được xây dựng bằng bê tông hoặc nhựa đường, phủ bên trên lớp sơn màu acrylic 100%. Hiện có hai loại sân cỏ nhân tạo đó là sân cứng tổng hợp và sân cứng acrylic.
Trên mặt sân cứng, bóng có độ nảy cao cùng tốc độ cực nhanh nên phù hợp với những tay vợt thích cắt bóng và lên lưới, thực hiện những cú xoáy bóng hiểm hóc. Hiện cả hai giải Mỹ mở rộng và Úc mở rộng đều đang sử dụng loại mặt sân tennis này.
Ưu điểm của sân cứng là tiết kiệm chi phí, có thể lắp đặt cho các khu thể thao ngoài trời, khả năng tùy biến cao về màu sắc và tốc độ bề mặt. Tuy nhiên, bề mặt sân này dễ gây chấn thương cho các tay vợt hơn so với các loại mặt sân tennis khác.
Sân đất nện
Sân đất nện (Clay Courts) được làm từ gạch vụn, đá vụn hoặc đá phiến sét. Bề mặt này làm bóng có độ nảy cao nhưng tốc độ chậm hơn so với các loại mặt sân tennis khác. Chính vì vậy, sân đất nện phù hợp với những tay vợt thích đứng ở cuối sân thay vì lên lưới.
Mặt sân đất nện phổ biến tại châu Âu và khu vực châu Mỹ Latinh. Chẳng hạn như Giải quần vợt Pháp mở rộng sử dụng mặt sân đất nện kể từ năm 1891 cho đến nay.
Theo thống kê từ tờ Sport & Safety Surfaces, có đến 88% tay vợt hàng đầu thế giới học cách chơi tennis trên sân đất nện vì chúng tạo điều kiện phát triển kỹ thuật và kỹ năng rất tốt. Tính đến thời điểm hiện tại, Rafael Nadal – tay vợt người Tây Ban Nha được mệnh danh là “ông vua đất nện”. Trước đó cũng có nhiều tay vợt có sở trường khi chơi trên mặt sân này là Thomas Muster, Juan Carlos Ferrero và Gustavo Kuerten.
Sân cỏ nhân tạo
Loại sân tennis này được làm từ nhựa tổng hợp và mô phỏng theo bề mặt sân cỏ tự nhiên. Bóng trên mặt sân cỏ nhân tạo cũng có nhiều phần giống sân cỏ với độ nảy ổn định và tốc độ đường bóng nhanh.
Tuy nhiên, loại sân này chỉ phù hợp với người mới chơi, người chơi nghiệp dư và không được sử dụng trong thi đấu chuyên nghiệp. Lưu ý rằng không nên chọn loại sân này vào những ngày nắng nóng, vì sân cỏ nhân tạo rất dễ nóng nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao.
Sân thảm
Sân thảm được làm từ vải dệt, thường được những người mới tập chơi tennis lựa chọn. Bề mặt sân thảm giúp đường bóng có tính nhất quán, không quá nhanh hoặc quá chậm cùng độ nảy bóng thấp.
Nhược điểm của loại sân tennis này là bề mặt dễ trượt và làm tăng nguy cơ chấn thương cho người chơi.
Tiêu chí lựa chọn mặt sân tennis
Vậy trong các loại mặt sân tennis vừa được Bongvip.io nêu trên, phải làm sao để chọn được mặt sân phù hợp? Lúc này bạn cần dựa theo 3 yếu tố dưới đây:
Dựa theo trình độ
Nếu là người mới chơi thì nên chọn các loại mặt sân tennis mềm như sân cỏ hay sân đất nện. Các loại sân này có độ nảy bóng thấp, giúp người chơi dễ dàng học hỏi những kỹ thuật cơ bản và điều khiển bóng.
Với những người chơi nhiều kinh nghiệm thì có thể chọn mặt sân tennis cứng. Bóng khi chơi trên mặt sân cứng có độ nảy cao cùng tốc độ rất nhanh, đòi hỏi người chơi phải có tốc độ cùng phản xạ tốt để theo kịp bóng.
Dựa theo vật chất và tiện ích của sân
Ngoài việc quan tâm đến các loại mặt sân tennis, bạn còn cần ưu tiên những khu vực có cơ sở vật chất hiện đại cùng dịch vụ đi kèm để có trải nghiệm tốt nhất. Nếu có ý định tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp thì bạn nên cân nhắc số lượng người tối đa tham gia trên một sân tập.
Dựa theo bảng giá dịch vụ
Mức thuê sân tennis dao động từ 200 – 400 nghìn đồng/trận tùy theo khung giờ. Các khung giờ cao điểm hoặc cuối tuần thường có giá thuê cao hơn. Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể chọn hình thức thuê theo tháng hoặc theo năm để nhận ưu đãi từ chủ sân.
Trên đây là thông tin về đặc trưng của các loại mặt sân tennis mà Bongvip.io đã tổng hợp và gửi đến bạn. Hy vọng qua đó giúp bạn có cái nhìn tổng quát và chọn được mặt sân tennis phù hợp để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình tập luyện và thi đấu của bản thân.